Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

MỘT SỐ ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý TRONG MÙA THI CỦA CON

Người chăm sóc chủ yếu các thí sinh những ngày trước và trong khi thi không ai khác ngoài cha mẹ, anh chị của các em. Nhiều gia đình đã làm rất tốt nhiệm vụ này; nhưng do những nguyên nhân khác nhau, không ít người đã lúng túng, thậm chí bộc lộ những sơ suất rất đáng tiếc, ảnh hưởng tai hại đến kết quả thi cử của các em

Nên chăm sóc các em như thế nào trong những ngày này? Suy cho cùng, đó chỉ là tiếp nối những gì gia đình đã làm cho các em trong suốt quá trình nhiều năm; chỉ có điều yêu cầu của sự chăm sóc lúc này cần toàn diện, cụ thể và tỉ mỉ hơn hẳn ngày thường.
Ba lời khuyên
1. Phụ huynh nên tạo cho các em sự thanh thản cần thiết. Giả sử các em có gì sai trái cần uốn nắn, nên góp ý nhắc nhở một cách bình tĩnh, nghiêm túc nhưng ôn tồn; tránh quát mắng rầy la nặng lời, gây ức chế có hại.
2. Luôn khuyến khích động viên, để các em tin vào sự cố gắng của bản thân, tránh tự ti, lo sợ vẩn vơ. "Có học, có thi thì có đỗ", đó là hệ quả tự nhiên, tất yếu.
3. Nên ân cần lưu ý các em về thái độ thi cử. Cần khéo léo khơi dậy trong các em lòng tự trọng, quyết tâm đạt kết quả tốt bằng sức lao động của chính mình.
Theo sát kế hoạch ôn tập
Từ sau khi thi học kỳ 2 đến trước khi thi tú tài, các em thường có 3 tuần để ôn tập, phụ huynh cần nhắc nhở cũng như thường xuyên kiểm tra hằng ngày để các em dự học có chất lượng các buổi ôn tập ở lớp, đồng thời thực hiện thật tốt những yêu cầu của thầy cô về học bài, làm bài tập. Mặt khác, nên gợi ý để các em tự xây dựng một kế hoạch ôn tập riêng tất cả 6 môn trong 3 tuần ấy. Kế hoạch cho từng ngày, từng buổi, tự ôn luyện kỹ sách giáo khoa, đặc biệt những gì bản thân chưa nắm vững, hoặc ở trường do thời gian hạn hẹp, thầy cô không thể ôn hết. Có như thế mới hy vọng làm bài tốt, nhất là những bài sẽ thi trắc nghiệm.
Quan tâm nền nếp sinh hoạt
1. Bình thường các em có thể nhẩn nha, lãng phí thời gian, nhưng những ngày này số đông các em thường tăng cường độ lao động lên quá mức. Học ngày, học đêm, học đến mê mụ đờ đẫn. Chính vì thế phụ huynh cần nhắc nhở các em làm việc điều độ. Cụ thể, tuyệt đối không học quá khuya, 11 giờ đêm đi ngủ là thỏa đáng và nên dậy sớm từ 5 giờ sáng. Sau ít phút vận động nhẹ, vệ sinh cá nhân và ăn sáng, các em có thể ngồi vào bàn học với đầu óc tỉnh táo, tinh thần sảng khoái. Kinh nghiệm cho biết chất lượng học lúc bình minh thường rất cao.
2. Trong phạm vi khả năng tài chính cụ thể của từng gia đình, các vị phụ huynh nên quan tâm hơn đến việc ăn uống của các em, nâng mức bồi dưỡng trong cả hai bữa ăn chính và các bữa phụ (điểm tâm sáng, ăn nhẹ đêm...). Sức trẻ có thể vượt qua khó khăn, chấp nhận tình trạng quá tải, nhưng nếu được "nạp năng lượng" hợp lý, thể trạng và trí tuệ của các em sẽ được giữ gìn và phát triển tốt, không bị di hại trong tương lai.
3. Nên phân tích để chính các em tự kiềm chế, không lãng phí thời gian vì những cuộc đi chơi dông dài, vô bổ, dù là ngày chủ nhật. Nên canh chừng để các em khỏi sa đà vào các hoạt động giải trí "hấp dẫn" như truy cập internet, chat với bạn bè hoặc xem những trận bóng đá quốc tế lúc nửa đêm... Tuy nhiên, các em vẫn cần có những phút thư giãn nhẹ nhàng giữa buổi tự học. Mươi phút đi dạo hít thở khí trời trong sạch hoặc được ngồi thả lỏng, lắng nghe một bản nhạc mà mình ưa thích, hoặc trò chuyện vui vẻ với người thân trong gia đình... là những hình thức nghỉ ngơi tích cực.
7 việc trong tuần lễ thi
1. Trước khi thi 1-2 ngày, phụ huynh nên đưa các em đi xem địa điểm thi, phòng thi, bảng niêm yết số báo danh. Sau đó cùng các em tính toán thời gian đi lại cần thiết, cũng như lối đi từ nhà đến trường thi hợp lý nhất, để khỏi lúng túng bị động trong các buổi thi.
2. Buổi tối cuối cùng trước ngày thi, phụ huynh nên cùng các em xem lại những vật dụng cần thiết cho tất cả các buổi thi, như: thẻ học sinh, giấy báo thi, bút bi (2-3 cái cùng màu...), bút chì đen loại mềm (2B,... 6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy, com-pa, thước kẻ, giấy thấm lót tay... Có một số vật dụng như: máy tính (loại được phép sử dụng), bảng lôgarit, bảng tuần hoàn Mendeleep, tập Atlas Việt Nam... chỉ mang đi trong những buổi thi cần thiết. Có như thế vào phòng thi các em mới hoàn toàn chủ động.
3. Nhắc các em tuyệt đối không mang đến trường thi sách giáo khoa, tập vở ghi bài, đề cương ôn tập... (hoặc bất cứ tài liệu nào dính dáng đến bài thi), bút xóa, bút đỏ, điện thoại di động, máy nghe nhạc... Chỉ nhắc thôi không đủ, mà nên cùng các em kiểm tra kỹ. Nếu để các em mang những thứ đó đi thi, hậu quả có thể rất tai hại.
4. Có thể cho các em ăn sáng ở nhà hoặc ở quán nào quen thuộc, đáng tin cậy về khâu vệ sinh, nhưng nhất thiết cần chuẩn bị chai nước tinh khiết cho các em mang đi. Kinh nghiệm cho biết, nếu uống lung tung ở những điểm bán giải khát đáng ngờ, các em rất dễ bị tiêu chảy. Mất sức, thậm chí kiệt sức vì "sự cố" này, hậu quả thế nào không nói đã rõ.
5. Trước khi đưa các em đến trường thi, buổi nào phụ huynh cũng nên để ý xem các em ăn mặc thế nào, có nghiêm chỉnh không.
6. Để đồng hồ báo thức, canh chừng các em khỏi ngủ quên (nhất là các buổi thi chiều). Mùa thi nào cũng có em lật đật mắt nhắm mắt mở đến trường khi buổi thi đã bắt đầu. Dù thương các em, nhưng đương nhiên hội đồng thi vẫn không để cho thí sinh đi muộn đó vào phòng thi được.
7. Trước khi đưa con em đi thi, phụ huynh nên dành ít phút để ân cần nhắc các em những điều cần thiết:
- Nhớ bình tĩnh đọc kỹ đề thi để có sự chủ động khi làm bài. Cả bài tự luận lẫn bài trắc nghiệm, câu nào dễ làm trước câu nào khó làm sau. Đừng bị sa lầy giữa chừng vì một câu khó nào đó.
- Nhất thiết dành 10 phút cuối buổi để đọc lại bài làm. Nếu xong sớm, không vội vàng nộp bài làm gì. Nên đọc kỹ, soát đi xét lại, để sửa lỗi. Sửa được lỗi nào, dù nhỏ, cũng làm tăng giá trị của bài. Trong một kỳ thi, 1/4 điểm cũng quý, thậm chí có thể "lật ngược thế cờ", từ trượt thành trúng tuyển.
- Nhất thiết không quay cóp và cũng không cho bạn quay cóp. Không ít thí sinh bị hủy kết quả thi vì cho người bên cạnh xem bài.
- Chú ý giữ gìn để có một tư thế đúng mực, một cách ứng xử văn hóa trong phòng thi: Không quay ngang quay ngửa, gây ồn làm phiền người khác. Thưa gửi lễ phép với các thầy cô giám thị khi được hỏi, chào thầy cô nghiêm chỉnh khi vào phòng thi cũng như khi ra về.
Trên đây là mấy điều có thể chưa đầy đủ nhưng cần thiết, nhất là với các vị phụ huynh không quen với môi trường giáo dục. Xin phụ huynh tham khảo để cùng con em mình chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh đại học sắp tới.
Theo Báo Ninh Bình

LỊCH THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018

 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TAM KỲ
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
                                                         LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018
 
Thứ, ngày
Buổi
Môn
Thời gian kiểm tra
Thời gian phát đề
Thời gian tính giờ làm bài
Thứ ba
02/01/18
Sáng
- KT kỹ năng nói môn tiếng Anh 9 thí điểm
- (Văn 8; Địa 7, Sử 7)    (Tiết 1,2 )
- Sử 8 ( Tiết 3 )
01 buổi

90 phút
45 phút
07 giờ 25

7 giờ 25
9 giờ 25
07 giờ 30

7 giờ 30
9 giờ 30
Chiều
- KT kỹ năng nói môn tiếng Anh 8 thí điểm
 - (Văn 7,CD9,Cn 9)    tiết (1,2 )
01 buổi

90 phút
45 phút
13 giờ 25

13g 25
15 giờ 20
13 giờ 30

13 giờ 30
15 giờ 25
Thứ tư
03/01/18
Sáng
- KT kỹ năng nói môn tiếng Anh 7 thí điểm
- (Toán 8, Sử 6, Tin 6)  (Tiết 1,2 ).
- Công dân 6
01 buổi

90 phút
45 phút
07 giờ 25

7 giờ 25
9 giờ 15
07 giờ 30

7 giờ 30
9 giờ 20
Chiều
- KT kỹ năng nói môn tiếng Anh 6 thí điểm
- (Toán 7,Tin 8, Cn 8) tiết (1,2 )
- Cd lớp 7 ( Tiết 3 )
01 buổi

90 phút
45 phút
13 giờ 25

13 giờ 25
15 giờ 20
13 giờ 30

13 giờ 30
15 giờ 25
Thứ năm
04/01/18


Thứ sáu
05/01/18
Sáng
- (Văn 9, Văn 6 ) t1,2
Địa 6
90 phút
45 phút
07 giờ 25
9 giờ 15
07 giờ 30
9 giờ 20

Chiều

Sáng
  Tiếng Anh 8 ( Tiết 1 )
              Địa 8 ( Tiết 2 )
         C  dân 8 ( Tiết 3 )
45 phút
45 phút
45 phút
13 giờ 25
14 giờ 15
15 giờ 20
13 giờ 30
14 giờ 20
15 giờ 25
  Vật Lý 9,Sinh 7) Tiết1;
  ( Sử 9, Tin 7)  : Tiết 2
             Cn  7    : Tiết 3
45 phút
45 phút
45 phút
7 giờ 25p
8 giò 20
9 giờ 25
7 giờ 30
8 giờ 25
9 giờ 30
Thứ sáu
05/01/18



Thứ bảy
06/01/18
Chiều
( Tiếng Anh 6 ) Tiết 1
Sinh 6 :Tiết 2
C Nghệ 6: Tiết 3
45 phút
45 phút
45 phút
13 giờ 25
14 giờ 15
15 giờ 20
13 giờ 30
14 giờ 20
15 giờ 25

Sáng


Chiều
(Toán 9; Toán 6):   Tiết 1,2
Lý 6
90 phút
45 phút
7 giờ 25
9 giờ 15
7 giờ 30
9 giờ 20
 Tiếng Anh 7     :  Tiết 1
     Lý 7              : Tiết 2
45 phút
45 phút
14 giờ 15
15 giờ 10
14 giờ 20
15 giờ 15
Thứ hai
08/01/18

Sáng
( Hóa 9 , Sinh 8 ) ( T1)
45 phút
07 giờ 25
07 giờ 30
( Địa 9, Lý 8 ) ( T2 )
Hóa 8 : Tiết 3
45 phút
45 phút
8 giờ 15
9 giờ 20
8 giờ 20
9 giờ 25
Chiều
Chấm bài



Thứ ba
09/01/18
Sáng
Sinh 9: Tiết 1
Tiếng Anh 9: Tiết 2
45 phút
45 phút
07 giờ 25
8 giờ 15
07 giờ 30
8 giờ 20
Chiều
Chấm bài



Thứ tư
10/1/18
Sáng
Chấm bài



Chiều
Chấm bài






LƯU Ý:
Mỗi khối lớp có 16 phòng thi; tổng cộng 12 buổi thi, trong đó có 8 buổi thi ghép ( 2 khối lớp cùng thi 1 phòng ), có 2 giám thị coi thi, mỗi bàn có 2 học sinh của 2 khối lớp khác nhau.
Khi hết giờ làm bài môn thứ nhất ( 45 p ) của 1 khối lớp, 2 giám thị phối hợp nhau để thu bài, sau đó tiếp tục phát đề kiểm tra môn thứ 2. Sau khi hết giờ làm bài của 2 khối lớp, giám thị yêu cầu học sinh ngồi nguyên tại chỗ và tiến hành thu bài từng khối lớp, theo thứ tự danh sách phòng thi. Mỗi giám thị phải kiểm tra số lượng bài thi trước khi học sinh ra khỏi phòng thi. Giám thị phải đánh đầy đủ và chính xác số tờ làm bài thi, STT học sinh theo phòng thi. ( Học sinh nào vắng thì bỏ trống số thứ tự đó ).
Trong quá trình làm bài của học sinh giáo viên nhắc học sinh sử dụng 1 loại bút để làm bài.
Giáo viên coi thi hạn chế để học sinh ra khỏi phòng thi.
Giám thị 1 nhận danh sách phòng thi, giấy thi và đánh số báo danh theo sơ đồ.
Giám thị 2 ở lại nhận đề thi.
Giám thị 1 ngồi ở bàn giáo viên, giám thị 2 ngồi ở ghế phía sau cùng dành cho giám thị.
Cả 2 giám thị đều ký vào giấy thi sau khi nhận bài thi của học sinh và chịu mọi trách nhiệm về số bài thi của phòng thi trước khi bàn giao cho giám thị hành lang.
Trong thời gian coi thi, 2 giám thị tuyệt đối không làm việc riêng, không trao đổi, không sử dụng điện thoại và ngồi đúng theo vị trí quy định.
Giám thị phải ghi đầy đủ thông tin ở phần trên của tờ sơ mi. ( Phòng số, số bài thi; môn thi ); Phần dưới tờ sơ mi để trống./

                                                                                P. HT
                                                                                 Đã ký
                                                                         Võ Tấn Đông

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

BÀI DỰ THI THUYẾT TRÌNH

CẢM NGHĨ VỀ THẦY CÔ, MÁI TRƯỜNG, BẠN BÈ

            Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa các thầy cô và các anh chị, các bạn học sinh có mặt trong buổi chào cờ chiều nay.
            Em tên là Trần Bảo Quỳnh-       Đinh Uyên Nhi. Hôm nay, chúng em rất vinh dự được thay mặt 43 bạn trong lớp 6/6, xin được bày tỏ những suy nghĩ hãy còn nông cạn của mình về mái trường, thầy cô và bè bạn.
            Kính thưa thầy cô.
            Có một điều đặc biệt khiến nước Việt Nam chúng ta trở nên khác biệt một cách kiêu hãnh so với các nước trên thế giới, đó chính là tình cảm thầy trò. Là lòng kính trọng, sự biết ơn, là tình yêu thương được hình thành và tồn tại một cách tự nhiên giữa những cô cậu học trò bé nhỏ đối với cô, thầy.
  Có tuổi thơ nào không gắn với hai tiếng "thầy, cô". Có tuổi thơ nào không líu ríu bước chân theo mẹ đến trường, để rồi được cô dỗ dành âu yếm. Có tuổi thơ nào không bật khóc vì bao lần viết chậm, để lại được cô khuyến khích nhẹ nhàng. Chợt nhớ bài thơ từng theo em bao tháng ngày cấp 1: "Sáng nào em đến lớp/ Cũng thấy cô đến rồi/ Đáp lời "Chào cô ạ"/ Cô mỉm cười thật tươi/ Cô dạy em tập viết/ Gió đưa thoảng hương nhài/ Nắng ghé vào cửa lớp/ Xem chúng em học bài/ Những lời cô giáo giảng/ Ấm trang vở thơm tho/ Yêu thương em ngắm mãi/ Những điểm mười cô cho".
            Kính thưa BGK, thưa thầy cô, các anh chị và các bạn.
            Đôi khi em tự hỏi: trong em, tình cảm nào, ngoài tình cảm gia đình, khiến em trân quý nhất? Ngày hôm nay, đứng tại nơi này, ngôi trường mà em yêu quý, em đã nhận ra rất rõ, rằng trong em, tình cảm khiến trái tim em trở nên ấm áp, tâm hồn em trở nên trong sáng chính là tình cảm giữa thầy cô và bè bạn. Từ khi hiểu thế nào là yêu thương và tin cậy, em đã rõ hơn về mối quan hệ giữa thầy cô với học trò.
            Em nhớ hoài cảm giác được chở che khi cô chủ nhiệm nắm tay lúc em trượt ngã ngoài bậc thang cửa lớp. Em nhớ hoài ánh mắt lo lắng của cô khi thấy chân em rướm máu. Em nhớ hoài nụ cười toả nắng của cô khi giảng bài hoặc khi bất chợt gặp chúng em ở sân trường.Em nhớ hoài lời từ biệt nghẹn ngào của cô năm cuối cấp.Em tin rằng, tất cả các anh chị, các bạn ngồi đây, mỗi người đều có một thầy/ cô giáo của riêng mình.
            Thầy cô kì lạ lắm. Lắm khi lo cho học trò nhiều hơn cho những đứa con của mình. Trò học chậm, thầy cô kiên nhẫn giảng giải ân cần.Trò ngỗ nghịch, thầy cô uốn nắn, động viên. Trò học tụt, thầy cô lo lắng, cố tìm nguyên nhân để kịp thời vựt dậy tinh thần cho đứa học trò bé nhỏ. Trò lười học, ấy là lúc thầy cô nhọc lòng nhất, bởi thầy cô sẽ phải mất hàng giờ, hàng tháng kèm cặp, nhắc nhở, dỗ dành.Và khi trò học giỏi, thầy cô mừng như chính mình đạt được điều gì vô cùng to lớn.Chính thầy cô, chứ không ai khác, đã giúp lũ học trò chúng em hiểu được phải biết phấn đấu học hành.Chính thầy cô, chứ không ai khác, đã thay đổi thế giới tâm hồn của chúng em. Và chính thầy cô, chứ không ai khác, đã khiến chúng em tự tin vào chính mình, hiểu được chính mình để sống trọn vẹn với ước mơ và hoài bão. Có lẽ, trên đời, có một nghề, khi đã chọn, sẽ khiến con người trở nên đẹp đẽ hơn, sống bao dung và vị tha hơn, ấy là nghề giáo.
            Thưa các anh chị và các bạn.
            Đã bao giờ lũ học trò chúng ta nhận ra, cái tình cảm đi theo ta suốt một đời người là tình thầy cô, bè bạn? Đã bao giờ chúng ta nhận thức rõ rệt rằng, cái kỉ niệm khiến cuộc đời ta trở nên ý nghĩa chính là kỉ niệm dưới mái trường?Mỗi người luôn mang trong tiềm thức của mình những phút giây thật đẹp. Để khi hình dáng ngôi trường thân quen, nơi ta từng gắn bó, chợt hiện ra đâu đó, trong lời nhắc của mọi người, hay trên dòng thời gian của fb, ta lại thấy bao nhiêu kỉ niệm ùa về. Con đường dẫn vào lớp học, đi qua bao dãy hành lang, nơi vọng lại tiếng cười trong trẻo của tuổi thơ. Ánh nắng vàng ươm trải dài trên sân trường im ắng, bỗng lung linh vào giờ tan tiết. Tiếng nói tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng bước chân nhảy nhót, đuổi nhau.Tất cả đang làm nên một tuổi học trò mộng mơ, tinh nghịch.
            Có bạn nào trong khối 6 đã từng thảng thốt giật mình khi con đường đến trường hôm nay thay đổi? Nó không dẫn ta đến ngôi trường tiểu học yêu dấu ngày nào, mà lại đưa ta đến một nơi rộng lớn hơn, nơi ấy vừa quen vừa lạ. Có hôm nào tình cờ đi ngang trường cũ, các bạn có thấy bồi hồi, nhung nhớ? Ta nhớ ta của một thời bé dại, tay ôm cặp, tay ôm gối, khệ nệ đến trường. Nhớ những buổi trưa bán trú, trong giấc ngủ trưa có cả những viên kẹo mút, những hòn bi óng ánh sắc màu.Nỗi nhớ làm nên kỉ niệm, hay kỉ niệm làm thành nỗi nhớ? Ta chẳng biết. Chỉ biết rằng mỗi khi nhắc đến mái trường, đến thầy cô, bè bạn, là trong mỗi trái tim lại dâng lên bao cảm xúc xao xuyến, bồi hồi.
            Ngày hôm nay, em đã là thành viên của trường chúng ta - THCS Lí Tự Trọng. Em lại tiếp tục những tháng ngày làm cô trò nhỏ.Lại vừa ngơ ngác vừa chăm chú nghe thầy cô giảng bài.Lại viết tiếp những kỉ niệm êm đềm của thời áo trắng. Lên lớp 6, tuy không gian thay đổi, nhưng có một điều không bao giờ đổi, đó chính là em sẽ luôn được sống và học tập trong tình yêu thương của cô thầy, được học tập và vui chơi cùng bao bè bạn, và được lớn lên mỗi ngày để theo đuổi mơ ước của mình.

Em xin kết thúc bài thuyết trình tại đây.Em xin cám ơn BGK, Xin cám ơn quý thầy cô, các anh chị và các bạn đã chú ý lắng nghe.
KÍNH CHÚC CÁC MẸ, CÁC CÔ GIÁO, CÁC CHỊ VÀ VÀ CÁC BẠN  NỮ CÓ NGÀY 20/10 NHIỀU NIỀM VUI, HẠNH PHÚC.

VUI TÊT TRUNG THU

Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi ngày Tết mà thiếu nhi chúng ta luôn háo hức. Tết trung thu luôn gắn liền với tuổi thơ của mỗi thiếu nhi Việt Nam. 
Hôm nay ngày 14/8(âm lich) được sự cho phép của BGH nhà trường, Đội TNTP trường THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức vui trung thu cho học sinh.


 Hình ảnh các bạn hs háo hức xem đội Lân Sư Rồng biểu diễn
Cô Hiệu trưởng cùng các cô giáo khácđang xem Đội Lân biểu diễn


NGOẠI KHÓA AN TOÀN GIAO THÔNG


Hưởng ứng tháng an toàn giao thông. Hôm nay, ngày 18/09/2017 trường THCS phối hợp với công an giao thông thành phố Tam Kỳ tổ chức ngoại khóa ATGT cho các bạn học sinh toàn trường. Trong buổi ngoại khóa, các cô chú công an giao thông đã giúp cho các bạn tìm hiểu thêm về luật giao thông đường bộ, cách đội mũ bảo hiểm đúng quy đinh và một số khả năng và cách xử lí tình huống khi tham gia giao thông ....

 Các cô chú công an giao  thông đang hướng dẫn các bạn cách đội mũ bảo hiểm


Bạn Đinh Uyên Nhi lớp 6/6 đang trả lời câu hỏi giao lưu



NGÀY HỘI "MÙA XUÂN CỦA EM"